Theo số liệu thống kê của Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên &Môi trường, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia xả nhiều rác thải biển nhất thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trong đó, túi ni lông chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần nhựa thải và hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội, từ đô thị đến nông thôn, ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi nilon/năm. Riêng tại khu vực đô thị, chỉ khoảng 17% số túi nilon được thường xuyên tái sử dụng, số còn lại đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Phấn đấu giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy Theo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tại Việt Nam sẽ giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại; giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh; thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt… Tuy nhiên, theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, hiện nay, ngành nhựa dù có rất nhiều DN tham gia sản xuất nhưng các cơ sở tái chế nhựa hiện nay chưa phát triển mạnh, bên cạnh một số nhà máy sản xuất quy mô trung bình rải rác ở một vài địa phương, hầu hết các cơ sở đều nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chất lượng không cao, thường gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, nước và đất. Vì vậy cần thiết phải có các giải pháp công nghệ – kỹ thuật hiện đại, thân thiện môi trường trong tái chế tái sử dụng, hoặc tạo sản phẩm nhựa sinh học dễ phân hủy dùng trong đời sống, khuyến khích, đầu tư tạo điều kiện để có được các kết quả áp dụng vào thực tế. Tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su tại Việt Nam (VietnamPlas 2018) diễn ra tại TPHCM, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều có chung nhận định rằng, xu hướng hiện nay đó là các DN ngành nhựa cần áp dụng các giải pháp công nghệ – kỹ thuật tiên tiến, thân thiện môi trường để tái chế hoặc sản xuất ra các sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Theo các chuyên gia, những năm gần đây, các DN và tập đoàn hàng đầu trên thế giới khi hợp tác với các đối tác, tiêu chí về sản phẩm thân thiện môi trường là một trong những tiêu chí rất quan trọng, được cân nhắc tới khi ký hợp đồng, vì vậy, các DN ngành nhựa muốn tham gia được vào các chuỗi giá trị toàn cầu, thì việc đổi mới công nghệ, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định cũng như thân thiện với môi trường là rất quan trọng.
Tin tức khác:
KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY
Ngành nhựa hướng tới sản phẩm thân thiện với môi trường
THALOPLAST được đánh giá chứng nhận theo Bộ qui chuẩn SMETA – SEDEX bởi tổ chức SGS.
Hướng đi nào cho M&A ngành nhựa?
Để ngành nhựa phát triển bền vững
Áp lực thuế đè nặng doanh nghiệp nhựa
Hãng NEC Sản xuất nhựa sinh học từ vỏ hạt điều
Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2019